Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011
Khám phá khuôn mặt mới (của tiếp viên) với Sếu đầu đỏ.
Mình rất ấn tượng với slogan của Air Mekong: Khám phá giang sơn với Sếu đầu đỏ.
Ấn tượng nhất chắc là bởi từ "giang sơn" đánh thức trong mình tình yêu quê hương vốn vì mưu sinh mà có phần phai nhạt.
Rồi cuối cùng cũng có cơ hội cùng Sếu đầu đỏ khám phá giang sơn trong chuyến đi Gia Lai mới nhất.
Thực ra mình cũng không chủ ý bay cùng Air Mekong. Do công việc nên giờ bay đó chỉ có Air Mekong cất cánh. Thế rồi chưa kịp khám phá giang sơn đã nuốt cục tức vào mình.
Mình đã bay cùng 4 hãng hàng không trong nước, vì trước đó Indochina chưa phá sản. Mình chưa thấy ở đâu dịch vụ ăn uống, thái độ phục vụ dở như Air Mekong.
Phía trong chiếc hộp màu mè, đẹp đẽ là chiếc bánh ngọt như thế này đây:
Dù bực nhưng mình chỉ im lặng quan sát. Để xem liệu đó có phải chỉ là thái độ nhất thời của cô ta hay không. Kết quả là mình khám phá được một nét mặt khác (so với các đồng nghiệp của cô ta ở các hãng bay khác) của tiếp viên với Sếu đầu đỏ. Nó thế này đây:
Ở đây mình đang nói về chuyến bay của Air Mekong từ Sài Gòn đi Pleiku sáng ngày 23/8/2011. Hy vọng là không phải mọi chuyến bay của Sếu đầu đỏ đều như vậy, để mình còn có dịp cùng hãng khám phá giang sơn./.
Mình không ăn bánh nhưng cảm nhận chỉ hai lần cắn là hết. Chắc có lẽ chặng bay ngắn nên khách hàng chỉ cần lót dạ thế là đủ?
Nhưng đó chưa phải là việc khiến mình nổi xung. Mình cùng ông anh đang ngồi đọc báo. Cô tiếp viên tiến đến thả hai hộp đồ ăn xuống tờ báo trước mặt ông anh rồi bỏ đi, không thèm nhếch mép xã giao chứ nói chi đến việc mời khách dùng bữa. Mình chưa bao giờ thấy thái độ phục vụ của tiếp tân hãng bay nào kém như thế. Không lẽ họ không huấn luyện kỹ năng giao tiếp cho nhân viên của mình?.
Dù bực nhưng mình chỉ im lặng quan sát. Để xem liệu đó có phải chỉ là thái độ nhất thời của cô ta hay không. Kết quả là mình khám phá được một nét mặt khác (so với các đồng nghiệp của cô ta ở các hãng bay khác) của tiếp viên với Sếu đầu đỏ. Nó thế này đây:
Nét mặt thường trực của nữ tiếp viên |
Ở đây mình đang nói về chuyến bay của Air Mekong từ Sài Gòn đi Pleiku sáng ngày 23/8/2011. Hy vọng là không phải mọi chuyến bay của Sếu đầu đỏ đều như vậy, để mình còn có dịp cùng hãng khám phá giang sơn./.
Nhớ về Trung Đông
Cụ thể là UAE và Qatar, trong chuyến đi trước lễ 30/4-1/5/2010.
- Cả Dubai vẫn là một đại công trường của cao ốc, hệ thống giao thông.
- Taxi phổ biến là Camry LE 2.5 2010 - niềm mơ ước chưa thành hiện thực của mình.
- Khách sạn Atlantic sang trọng bậc nhất thế giới nhìn từ ngoài thấy cũng bình thường.
- Rút kinh nghiệm, hôm sau di chuyển đi đâu mình thuê xe của mấy bác người lao động nước ngoài. Họ sang đây mua xe và chạy mướn. Hai ngày ở thủ đô Qatar cũng kịp làm một chuyến shopping trước khi trở về.
- Một kỷ niệm không thể nào quên với Doha đó là việc 2 giờ sáng (giờ địa phương) giật mình tỉnh giấc bởi tiếng cầu kinh (Koran) phát ra từ một chiếc loa công suất lớn ở một nhà thờ nào đó gần khu vực khách sạn.
9. Chia tay Trung Đông bằng một vòng đảo quanh căn cứ quân sự của Mỹ tại Doha.
Một tuần Trung Đông của mình giờ chỉ còn vậy. Công việc chẳng đạt kết quả gì. Giờ chỉ tiếc là đợt đó đi chơi ít quá. Không sao, hẹn gặp lại nhé Trung Đông - đành tự an ủi vậy!.
Đi vì mục đích công việc nên không được du ngoạn nhiều và hình ảnh cũng không đáng kể. Có gì biên lại nấy, để làm kỷ niệm.
1. Bay từ Sài Gòn sang Dubai bằng Qatar Airlines. So với quẩn quanh các hãng bay nội địa, đi bằng Qatar quả là một trời một vực. Transit tại Bangkok, từ đó bay sang Doha bằng Boeing 777. Tiện nghi thôi rồi, phục vụ chu đáo. Coi phim, nghe ca nhạc suốt cả chặng bay khoảng 7 tiếng đồng hồ. Vì công việc, phải ghé Dubai trước, thế nên lại phải transit ở Doha để trở lại Dubai. Hơi vất vả nhưng không phiền lòng.
2. Suốt chặng bay, màn hình riêng trước ghế ngồi luôn hiển thị vị trí máy bay đang bay. Qua biển, qua Ấn Độ,... nhưng nhớ nhất là lúc bay ngang qua Dubai, nhìn xuống đảo cây cọ ánh điện sáng rực, rõ một một. Tiếc là đợt đó không chụp hình, uổng ghê.
3. Sân bay Doha (và cả Dubai sau này) rộng lớn quá. Ấn tượng đầu tiên khi vừa xuống máy bay ở Doha là một chiếc Mercedes SLR màu đỏ đậu trong khuôn viên sân bay. Hồi đó mẫu xe này mới ra đời chưa lâu. Vậy nên mình choáng. Đúng là nhà quê ra tỉnh, sau này còn nhiều chuyện khiến mình ngỡ ngàng.
4. Chuyến bay từ Doha đáp xuống Dubai lúc nửa đêm. Ra khỏi phi trường đã thấy tài xế của khách sạn nhẫn nại đứng chờ. Chạy thẳng về khách sạn và...ngủ. Hết ngày đầu rời nhà.
5. Ba ngày ở Dubai chủ yếu dành cho công việc. Qua thời gian di chuyển cũng ghi nhận và có ấn tượng bởi một số điều:
- Trời nắng nhưng không hề nóng dù cây xanh không nhiều. Mình thấy có khi còn mát hơn ở Sài Gòn. Chắc vì xe cộ vắng, đường rộng, không gian lại thoáng đãng.
Dubai lúc hoàng hôn |
Toà tháp cao nhất thế giới nằm giữa đại công trường |
- Người bản xứ ngoài đường thì ít mà dân lao động nhập khẩu thì nhiều. Abu Dhabi và Doha cũng vậy chứ không riêng gì Dubai. Ở đâu không biết chứ Trung Đông có vẻ là lãnh địa của người làm thuê Ấn Độ và Pakistan chứ không phải Trung Quốc, từ lao động phổ thông đến lực lượng lao động kỹ thuật cao.
- Taxi phổ biến là Camry LE 2.5 2010 - niềm mơ ước chưa thành hiện thực của mình.
Taxi và xe buýt |
6. Đi Abu Dhabi một ngày. Chủ yếu dành cho công việc nên không quan sát được nhiều. Từ Dubai di xe buýt sang Abu Dhabi, quãng đường đâu chừng hơn trăm cây số. Đường phẳng lỳ, xe chạy êm như máy bay. Dọc đường thi thoảng lại gặp những khu chung cư dành cho người lao động rộng lớn.
7. Ngày thứ 5 đáp máy bay qua Doha. Thủ đô Qatar dân cư thưa thớt. Có một điểm đặc biệt là ở đây đón taxi cực kỳ khó.
Một góc nhỏ thành phố Doha |
Trung tâm mua sắm đẹp như mơ |
9. Chia tay Trung Đông bằng một vòng đảo quanh căn cứ quân sự của Mỹ tại Doha.
Căn cứ quân sự của Mỹ rộng lớn, biệt lập và kín cổng cao tường. |
Những ấn tượng về đất nước Trung Hoa
Những ấn tượng của mình trong chuyến đi tháng 02/2011:
1. Đông dân: Đúng là "đông như quân Nguyên":
3. Trí tưởng tượng rất phong phú:
4. Truyền thống và hiện đại hai bên bờ Bến Thượng Hải:
1. Đông dân: Đúng là "đông như quân Nguyên":
Cảnh thường ngày trên đường phố Quảng Châu |
2. Rất chịu khó giới thiệu sản phẩm ngon, bổ, dở của mình với khách hàng (chủ yếu là ngoại quốc mới khôn chứ):
Bên ngoài một triển lãm công nghiệp tại TP. Đông Quản. Hàng năm có hàng ngàn triển lãm như thế này được tổ chức tại TQ. |
Trước cổng công viên Windows of the World ở TP. Thẩm Quyến. Người TQ đã xây dựng mô phỏng hầu hết các di tích văn hoá của thế giới trong công viên này, trong đó có chùa Một Cột của Việt Nam |
Những toà nhà được xây dựng trước đây, gắn liền với lịch sử Bến Thượng Hải... |
...và các cao ốc hiện đại phía bên kia sông, nhìn từ Bến Thượng Hải. |
Mực nhảy Vũng Áng: Chút hương biển còn sót lại giữa cơn lốc công nghiệp hoá
Đi đây đi đó cũng khá nhiều. Ghé các địa phương miển biển không ít. Thế nhưng chưa bao giờ mình được thấy tận mắt một con mực còn sống chứ đừng nói đến được thưởng thức các món ăn chế biến từ mực đang quẫy đạp. Thế mà mới đây lại được thưởng thức đặc sản này ngay tại quê hương: đặc sản mực nhảy.
Cái tên mực nhảy được dùng để chỉ việc mực được các ngư dân đánh bắt còn sống và sử dụng để chế biến món ăn. Và vì vậy, nó xứng đáng được gọi là đặc sản thay vì cũng là những món ăn bình thường khác được chế biến từ loại hải sản này mà các nhà hàng cứ phóng đại lên là đặc sản biển (chắc để cho người ăn có cảm giác mình là thực khách sang trọng?!).
Dãy bè nổi phục vụ các món hải sản, nhất là đặc sản mực nhảy |
Lọt thỏm giữa các công trình dở dang của khu cảng nước sâu Vũng Áng là một dãy nhà bè ven bờ. Tới đây thực khách sẽ được tự tay lựa chọn những con mực tươi óng đang bơi vẫy dưới các hầm chứa.
Mực còn sống được vớt lên từ hầm chứa dưới biển |
Không biết vì lý do gì mà món mực hấp ở đây ngọt lạ: vì được chế biến từ nguyên liệu còn sống; vì được thưởng thức một đặc sản mới chỉ thấy ở quê mình; vì được ngồi giữa biển, sóng và gió thay vì những nhà hàng rè rè máy lạnh; hay vì chuếnh choáng bởi men rượu nếp Tuyết Mai;...?. Chắc là vì tất cả những điều đó.
Ngồi viết, nghĩ lại chuyến đi và những thông tin trên báo chí mà thấy đắng lòng. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá chưa thấy hiệu quả bao nhiêu sau 12 năm Khu công nghiệp - cảng Vũng Áng hình thành và sau 5 năm Khu Kinh tế Vũng Áng được thành lập. Chỉ thấy những bãi đất trống mênh mông, những công trình dang dở. Người dân quê tôi đã nghèo, sẽ còn nghèo hơn khi họ mất đất, mất nghề. Nhà nước, doanh nghiệp chỉ lo cho họ được chỗ an cư, ai sẽ lo cho họ những nơi lạc nghiệp khi phần đa dân số không tay nghề ngoài cầm cày, nhổ mạ và ra khơi?
Đất trống mênh mông, người dân nghèo khổ... |
Dù vậy, đại công trường vẫn đang thi công, cơn lốc công nghiệp hoá, hiện đại hoá vẫn tràn qua và càn quét mảnh đất này.
Công trường dang dở |
Không biết mình có còn cơ hội được một lần nữa thưởng thức món đặc sản này giữa trời, đất và biển Vũng Áng thân thương???!
Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011
Thiên Cầm hoang sơ và thuỳ mị
Dễ đến 10 năm nay mình mới ghé lại Thiên Cầm. Biển vẫn xanh. Núi vẫn xanh. Trời cũng xanh. Dù nhà cao tầng mọc lên nhiều hơn nhưng Thiên Cầm vẫn giữ được vẻ hoang sơ và thuỳ mị như trước đây.
Hy vọng thời gian và con người không làm thay đổi nơi này.
Hãy giữ lại cho Thiên Cầm những gì vốn có.
"Chạng vạng" - nhìn từ trên cao
Sẽ còn những thảm cảnh đến từ các sòng bài phía bên kia biên giới
Một sòng bài ở Bavet - Phía bên kia cửa khẩu Mộc Bài |
Phải gọi là hệ thống các sòng bài mới đúng.
Nó bao gồm các sòng bạc (đánh bài, cá độ đá banh,...) và các trường gà nằm ở bên kia biên giới Việt Nam - Campuchia. Trải dài từ phía bên kia các cửa khẩu Xà Xía (Kiên Giang), đến Tịnh Biên, Khánh Bình, Vĩnh Xương (An Giang), Bình Hiệp (Long An), hay Mộc Bài, Xa Mát (Tây Ninh), Hoa Lư (Bình Phước),... nó đa dạng về loại hình trò chơi, về quy mô cơ sở vật chất.
Đồ sộ về quy mô |
Thời gian qua báo chí quốc doanh liên tục đưa tin về các hệ luỵ khi người Việt Nam xuất ngoại du lịch đỏ đen trên đất bạn.
Mình không quan tâm lắm đến mấy vụ bắt cóc, chặt tay vì thiếu nợ. Đó có thể là bài học cho các con bạc khát nước. Hoặc không, dám chơi thì dám chịu, thương cảm nỗi gì.
Có điều, hình như chẳng con bạc nào bớt được chút mê muội từ các cảnh báo của giới truyền thông. Bằng chứng là số con bạc ngày càng tăng, số sòng gầy mới hay mở rộng quy mô ngày càng nhiều.
Mở rộng cơ ngơi để đón tiếp các thượng đế Việt |
Thảm cảnh mình muốn nói tới là những trường hợp như bà Trần Thuý Liễu. Chắc chắn những vụ việc như thế sẽ còn xảy ra. Sát giờ đóng cửa khẩu Mộc Bài ngày 27/08/2011, khách đánh bạc lũ lượt làm thủ tục về nước. Trong mấy chục người cùng làm thủ tục với mình, đa số là khách đánh bạc, mà nam giới chắc chỉ khoảng 20%. Giới nữ xuất ngoại đánh bạc nhìn đủ cả: Những lão bà đã đeo kính lão, những quý cô loè loẹt phấn son, ngực bơm phì nộn, đến những nữ tú tuổi trên dưới 20.
Mình nghe lõm bõm 2 bà than thân trách phận, xui rủi vận đen. Bà thì kêu thua 4 triệu. Bà thì bảo lỗ 2.000 (đô). Tội nghiệp mình, làm thủ tục đúng giờ với đám người đó, bị ả Hải quan Campuchia quát nạt, đánh đồng với phường đỏ đen. Mà mình cũng có máu đỏ đen thật. Vì vậy, đi qua đi lại Campuchia năm vài ba chục lần nhưng chẳng bao giờ dám bước chân vào sòng bạc. Mình cũng hèn thật, sợ không làm chủ được bản thân. Thôi kệ, có kiêng có lành.
Chỉ thương cho những người đàn ông gia đình, không biết rồi ai sẽ lại trở thành những Hoàng Hùng tiếp theo.
Buồn...!!!
(P/S: Xin thành thật xin lỗi cố nhà báo Hoàng Hùng)
Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011
Văn hoá: truyền thống và tâm linh
Lễ Vu lan năm nay, nhân dịp về quê, có đi thăm được một số di tích, thắng cảnh, trong đó có khu mộ thân sinh và phần mộ của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập và một vài ngôi đền xưa ở xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Từ quốc lộ 1A đi vô đường hơi rối rắm. Một phần cũng do biển báo không đầy đủ.
Rồi cũng tới được nơi, thắp nén nhang cho Ông và hai cụ thân sinh.
Ngôi mộ cố Tổng Bí thư được xây dựng trên một ngọn đồi thoai thoải. Hình như mộ mới được quy tập về đây để Ông gần với cha mẹ mình.
Còn đây là khu mộ song thân của cố Tổng Bí thư:
Từ bức hình này ta có thể thấy được mộ phần của cố Tổng Bí thư ở đằng sau.
Trên đường về được chiêm ngưỡng hai khu miếu cổ của xã Cẩm Hưng.
Không biết miếu có được phục chế hay không nhưng trông còn nguyên vẹn...
Với cổ kính rêu phong.
Theo một bác cựu chiến binh thì ngôi miếu này đang chuẩn bị đón nhận danh hiệu Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
Còn ngôi miếu này thì đã bị hư hại nghiêm trọng:
Để dân làng mỗi dịp ghé khói hương
Mình rời đất Cẩm Hưng anh hùng mang theo cả nỗi buồn lẫn niềm vui.
Buồn vì không hiểu sao mộ của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập lại nằm phía trên mộ cha mẹ mình. Phải chăng người ta nghĩ rằng vì Ông là Tổng Bí thư?
Vui là vì mảnh đất này còn lưu giữ được những giá trị truyền thống. Dù còn vẹn nguyên hay là dấu tích thì người dân nơi đây vẫn đang và đã làm được điều mà ít địa phương còn cơ hội noi theo.
Làm văn hoá phải biết trân trọng cả giá trị truyền thống lẫn yếu tố tâm linh.
Đó là lý do mình giật tít như trên./.
Từ quốc lộ 1A đi vô đường hơi rối rắm. Một phần cũng do biển báo không đầy đủ.
Rồi cũng tới được nơi, thắp nén nhang cho Ông và hai cụ thân sinh.
Ngôi mộ cố Tổng Bí thư được xây dựng trên một ngọn đồi thoai thoải. Hình như mộ mới được quy tập về đây để Ông gần với cha mẹ mình.
Còn đây là khu mộ song thân của cố Tổng Bí thư:
Từ bức hình này ta có thể thấy được mộ phần của cố Tổng Bí thư ở đằng sau.
Trên đường về được chiêm ngưỡng hai khu miếu cổ của xã Cẩm Hưng.
Không biết miếu có được phục chế hay không nhưng trông còn nguyên vẹn...
Với cổ kính rêu phong.
Theo một bác cựu chiến binh thì ngôi miếu này đang chuẩn bị đón nhận danh hiệu Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
Còn ngôi miếu này thì đã bị hư hại nghiêm trọng:
Nhưng vẫn giữ được dấu tích thuở cha ông
Hiên ngang thi gan cùng lịch sử
Để dân làng mỗi dịp ghé khói hương
Mình rời đất Cẩm Hưng anh hùng mang theo cả nỗi buồn lẫn niềm vui.
Buồn vì không hiểu sao mộ của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập lại nằm phía trên mộ cha mẹ mình. Phải chăng người ta nghĩ rằng vì Ông là Tổng Bí thư?
Vui là vì mảnh đất này còn lưu giữ được những giá trị truyền thống. Dù còn vẹn nguyên hay là dấu tích thì người dân nơi đây vẫn đang và đã làm được điều mà ít địa phương còn cơ hội noi theo.
Làm văn hoá phải biết trân trọng cả giá trị truyền thống lẫn yếu tố tâm linh.
Đó là lý do mình giật tít như trên./.
Đôi điều về tên gọi ngôi nhà.
- Đó là một địa danh đã đi vào lịch sử chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, vào thơ ca, nhạc hoạ: Bến Tam Soa.
- Đó là nơi giao thoa giữa ba con sông: Ngàn Phố, Ngàn Sâu và sông La hiền hoà.
- Hơn hết, đó là quê hương tôi.
Tam Soa giờ đã khác tuổi thơ tôi nhiều lắm. Cây cầu phao Linh Cảm đã bị phá bỏ từ lâu. Một cây cầu mới đã được hoàn thành - hiện đại lắm. Sông nay đã cạn dòng, đôi bờ hoặc bồi lở nham nhở, hoặc kiên cố hoá bởi cốt thép, bê tông. Tam Soa thơ mộng của tôi đã mất đi như tuổi thơ của tôi vậy.
Nhưng dù gì tôi vẫn yêu quê hương lắm lắm.
Nên sử dụng cái tên này như một cách để lưu giữ một thời tuổi thơ tôi...
- Đó là nơi giao thoa giữa ba con sông: Ngàn Phố, Ngàn Sâu và sông La hiền hoà.
- Hơn hết, đó là quê hương tôi.
Tam Soa giờ đã khác tuổi thơ tôi nhiều lắm. Cây cầu phao Linh Cảm đã bị phá bỏ từ lâu. Một cây cầu mới đã được hoàn thành - hiện đại lắm. Sông nay đã cạn dòng, đôi bờ hoặc bồi lở nham nhở, hoặc kiên cố hoá bởi cốt thép, bê tông. Tam Soa thơ mộng của tôi đã mất đi như tuổi thơ của tôi vậy.
Nhưng dù gì tôi vẫn yêu quê hương lắm lắm.
Nên sử dụng cái tên này như một cách để lưu giữ một thời tuổi thơ tôi...
Bức tranh mừng tân gia.
Tình cờ ngày mình tân gia ngôi nhà này cũng là kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ông. Đáng ra bức tranh đầu tiên mình treo ở ngôi nhà này phải là bức tranh về Hà Tĩnh nắng, gió của mình. Nhưng trong dịp ngày sinh của Ông - một người đáng kính, là nhân chứng của lịch sử đánh giặc giữ nước cận đại, việc mình trang trọng treo lên ở giữa ngôi nhà này bức hình của Ông là cách mình tri ân Ông và các đồng chí cùng thế hệ đối với bản thân mình và gia đình.
Ông là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Mấy ngày nay cứ mở mạng lên là thấy bài viết, hình ảnh về Ông. Tuy nhiên, không có bất kỳ một bức hình nào chụp Ông ở thời điểm hiện tại - những ngày mừng sinh nhật Ông tròn 100 tuổi.
Mình nhớ, hình như dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long, Ông đang nằm Viện 108. Chắc vì công tác tuyên truyền, các bác nhà ta lũ lượt kéo vào mời Ông tham dự Đại lễ. Hình ảnh truyền đi khắp nước, toàn cầu. Tuyên truyền cũng cần uyển chuyển chứ như vậy thì kệch cỡm quá.
Nay việc không có nổi một bức hình ngày Ông đại thọ vô tình có thể làm dấy lên những mối hoài nghi về sức khoẻ của Ông.
Linh hoạt - đó chính là nghệ thuật của tuyên truyền, mình nghĩ vậy.
Kính mong Ông mạnh khoẻ cùng đất nước, nhân dân!.
Ông là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Mấy ngày nay cứ mở mạng lên là thấy bài viết, hình ảnh về Ông. Tuy nhiên, không có bất kỳ một bức hình nào chụp Ông ở thời điểm hiện tại - những ngày mừng sinh nhật Ông tròn 100 tuổi.
Mình nhớ, hình như dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long, Ông đang nằm Viện 108. Chắc vì công tác tuyên truyền, các bác nhà ta lũ lượt kéo vào mời Ông tham dự Đại lễ. Hình ảnh truyền đi khắp nước, toàn cầu. Tuyên truyền cũng cần uyển chuyển chứ như vậy thì kệch cỡm quá.
Nay việc không có nổi một bức hình ngày Ông đại thọ vô tình có thể làm dấy lên những mối hoài nghi về sức khoẻ của Ông.
Linh hoạt - đó chính là nghệ thuật của tuyên truyền, mình nghĩ vậy.
Kính mong Ông mạnh khoẻ cùng đất nước, nhân dân!.
Sắm sửa nội thất.
Nhà đã dựng xong, giờ đến lượt sắm sửa, trang trí nội thất.
Trước khi dựng nhà, cũng đã có sẵn một số vật dụng, chất liệu. Lâu nay để chúng trong kho ký ức. Nay lôi ra trưng bày thì cái cũ cái mới, chắc không tránh khỏi lộn xộn, khập khiễng. Thôi thì khách có tới thăm cũng lượng tình mà bỏ qua cho. Ghé lều có gì ngắm nấy vậy.
Trước khi dựng nhà, cũng đã có sẵn một số vật dụng, chất liệu. Lâu nay để chúng trong kho ký ức. Nay lôi ra trưng bày thì cái cũ cái mới, chắc không tránh khỏi lộn xộn, khập khiễng. Thôi thì khách có tới thăm cũng lượng tình mà bỏ qua cho. Ghé lều có gì ngắm nấy vậy.
Mái nhà của tôi...!
Cũng như một đời người, ao ước một mái nhà, một chốn đi về luôn là điều đau đáu.
Mình là người cũ kỹ, ít khám phá. Thế nhưng khi lạc vào thế giới blog thì mê như điếu đổ. Lý do thì lắm, nhưng cơ bản nhất là qua blog mình BIẾT được nhiều.
Lang thang hoài thì cũng phải có một chỗ để mà dừng chân, nghĩ ngơi và suy ngẫm, lưu giữ những trải nghiệm. Vậy nên lười mấy cũng phải tìm hiểu để dựng cho mình một túp lều.
Hôm nay, 25/08/2011, túp lều của mình được dựng xong. Đơn sơ và mộc mạc. Nhưng đó vẫn là một túp lều đúng nghĩa - nơi từ nay sẽ là chốn nương thân của mình trong thế giới blog./.
Mình là người cũ kỹ, ít khám phá. Thế nhưng khi lạc vào thế giới blog thì mê như điếu đổ. Lý do thì lắm, nhưng cơ bản nhất là qua blog mình BIẾT được nhiều.
Lang thang hoài thì cũng phải có một chỗ để mà dừng chân, nghĩ ngơi và suy ngẫm, lưu giữ những trải nghiệm. Vậy nên lười mấy cũng phải tìm hiểu để dựng cho mình một túp lều.
Hôm nay, 25/08/2011, túp lều của mình được dựng xong. Đơn sơ và mộc mạc. Nhưng đó vẫn là một túp lều đúng nghĩa - nơi từ nay sẽ là chốn nương thân của mình trong thế giới blog./.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)